Tài vắt sữa !


Ở làng nọ hằng năm đều tổ chức cuộc thi vắt sữa bò. Năm nay, qua vòng loại ban tổ chức chọn được ba thí sinh vào chung kết.

Kết quả, người thứ nhất sau một giờ hì hục vắt được 4 lít. Người thứ hai được 3 lít và người thứ ba chỉ vắt được có nửa lít.

Khi trao giải, dân làng ngạc nhiên vô cùng vì người thứ ba đoạt giải nhất. Họ liền phản đối quyết liệt nhưng khi vỡ lẽ, tất cả đều đồng tình với quyết định của giám khảo. Thì ra, ban tổ chức đã đưa nhầm con bò đực cho cho anh ta.

Tình yêu muộn màng

Nàng không yêu chàng. Bởi vì xuất thân bần hàn, bởi vì cần trả nợ, mà nàng lấy chàng.
Khi ấy, nàng đã đem mình đi bán được ba vạn đồng (tương đương 60 triệu VNĐ ): một vạn trả tiền chữa bệnh cho cha, một vạn đồng nuôi em trai ăn học, còn một vạn nữa, trả những món nợ của gia đình. Chàng khi ấy, là người có tiền ở trong làng, vợ đã chết, có một cô con gái, chàng lớn hơn nàng 20 tuổi. Chàng có tiền, làm nghề buôn bán ở làng quê, muốn đi bước nữa, tái hôn với một người vợ kế hiền dịu, xinh đẹp, nàng rất phù hợp.
Đêm tân hôn, nàng khóc ròng suốt đêm. Chàng cũng biết nàng ngại ngần với mình, mọi việc đều rất cẩn trọng, và dỗ nàng như dỗ dành trẻ con.
Khi ấy, nàng giúp chàng mở cửa hàng, hàng ngày báo cáo sổ sách với chàng, khoản nào cũng tính toán rõ ràng.
Chàng nói: "Giữa vợ chồng, thật ra không cần rõ ràng, rạch ròi như thế".
Câu nói ấy, khiến cho nàng cảm thấy ấm áp trong lòng bởi vì khi đi qua nhà hàng xóm, có người nói với chàng, cần chú ý đến vợ của mình, vừa trẻ trung vừa xinh đẹp, không nên để cho nàng quản lý tiền nong, nếu không sau khi đã thả chim câu ra, thì hối hận không kịp.
Lúc mới đầu, nàng thật sự không biết chàng có bao nhiêu tiền. Mỗi khi đi gửi tiền vào ngân hàng trở về, chàng đều để biên lai vào trong ngăn kéo cuối cùng, sau đó khóa lại.
Động tác ấy làm đau lòng nàng vô cùng, nàng chỉ sống lẳng lặng âm thầm, trong lòng chỉ toàn nhớ đến người yêu thuở tóc còn để chỏm. Nàng nghĩ, chẳng qua nàng chỉ đền ơn đáp nghĩa mà thôi.
Một ngày vào mấy tháng sau, chàng đột nhiên trao chìa khóa cho nàng, rồi nói với nàng: "Trong này là tiền tiết kiệm của chúng ta, mười vạn đồng, mật mã là ngày sinh của em".
Nàng ngây người ra, cảm thấy nóng ran cả lòng. Nàng không phải là một người đàn bà coi trọng đồng tiền, nhưng, vì người chồng coi trọng nàng như vậy, thậm chí tất cả mọi chuyện đều không giấu giếm nàng cái gì, nàng cảm thấy mình thật sự là vợ của chàng.
Từ hôm ấy trở đi, nàng bắt đầu hăng hái bán hàng, tất cả những việc mà mình có thể làm thì tuyệt đối không thuê mướn người khác. Hơn nữa, nàng không cần báo cáo thu chi hàng ngày nữa, bởi vì, nàng đã trở thành người chủ cái gia đình này.
Ngày hôm ấy, nàng và chàng đi ngang qua đường nhựa, đột nhiên một chiếc xe môtô mất tay lái, lao tới. Chàng đẩy nàng qua một bên, còn chàng bị xe môtô đâm vào, cánh tay bị gẫy tại chỗ, một đầu xương rất lớn lồi ra ngoài. Nàng chồm đến ôm chầm lấy chàng, trong giây lát ấy, nàng coi chàng là người thân của mình.
Chàng lại an ủi nàng: "Không sao, tôi xấu số, nhưng gẫy đâu cũng không quan trọng. Nhưng em còn trẻ mà gẫy chân thì thật là khó coi!".
Nước mắt của nàng tự dưng trào ra, đây là lần đầu tiên, nàng chảy nước mắt vì chàng.



Trước đây, nàng vẫn luôn luôn cho rằng mình không có tình yêu nữa, từ khi kết hôn đến giờ, chỉ luôn luôn ứng phó với chàng. Song, từ hôm ấy, nàng bắt đầu toàn tâm toàn ý chăm lo săn sóc chàng.
Nàng dần dần biết chàng thích ăn những món gì, thích mặc quần áo màu gì. Nàng biết chàng buổi sáng thích uống một cốc cà phê đặc, buổi tối thích ăn một loại hoa quả, đó là thói quen của chàng. Mà trước đó, nàng không hề để ý tới.
Mà trước sau, chàng đều thật lòng đối xử với nàng, mua cặp tóc, mua váy mới xuất hiện trên thị trường, thậm chí mua cả băng vệ sinh cho nàng. Từng việc làm nhỏ nhoi một, nàng dần dần mềm lòng, cuộc sống cơm áo gạo tiền, sinh hoạt vợ chồng, từ lâu đã mang màu sắc của tình yêu.
Hình như có ai đó đã nói rằng: Trái tim xúc động đầu tiên có thể là dung nhan, nhưng tổ ấm cuối cùng, lại bởi vì khói lửa và hơi thở của cuộc sống thường ngày.
Sau khi kết hôn được một năm rưỡi, nàng mang thai, nôn mửa rất ghê. Chàng cuống cả lên, suốt ngày ở bên cạnh nàng, nàng nôn mửa, chàng bèn dọn, có lúc nôn vào nửa đêm. Chàng thức dậy dọn dẹp xong, luộc trứng gà bắt nàng ăn hết, bởi vì chàng lo sợ nàng kiệt sức.
Khi sinh con, mẹ vợ sang. Trước kia, mẹ vẫn cho nàng không hạnh phúc, nhưng khi chứng kiến cảnh sinh nở, mẹ nàng nói: "Con ơi! Con lấy đúng người đấy!".
Trong những người chồng ngồi chờ ngoài phòng sản, chỉ có một mình chàng bước chân tới hỏi hộ lý: "Vợ tôi thế nào?".
Còn những người chồng khác đều hỏi: "Sinh con trai hay con gái?".
Ngay câu hỏi khác mọi người của chàng, đã khiến cho nàng cảm kích vô cùng. Trong lòng chàng, nàng quan trọng hơn con rất nhiều. Khi biết nàng an toàn khỏe khoắn, chàng mới hỏi:
- Con cũng khỏe chứ? Con trai hay con gái?
Nàng biết chàng đã có con gái rồi, thật ra muốn có một đứa con trai.
Nhưng, sau khi nghe thấy sinh con gái, chàng ráng nói cứng: "Con gái, hay quá! Con gái cưng của mẹ, đến khi mình già, sẽ có người sớm tối bên cạnh hầu hạ mình! Em thử nghĩ xem! Tôi lớn hơn mình hai mươi tuổi, sớm muộn sẽ có một ngày, tôi ra đi trước, cho nên con gái vẫn tốt hơn chứ!".
Nàng ôm chàng vào lòng, chỉ kêu một câu:
"Ông xã!".
Nếu như trước kia, nàng vẫn có suy nghĩ khác, vẫn muốn cùng với người yêu thời thơ ấu chạy trốn đến một nơi khác. Thế mà bây giờ, trong lòng nàng chỉ có một người đàn ông này.
Trên đời này, có một tình cảm đẹp nhất, vượt lên trên tình cảm nam nữ, không chỉ đơn thuần là tình yêu, mà trong đó còn có ân, có tình, có nghĩa!

Đêm tân hôn

Vi mỗi cặp vợ chồng, đêm tân hôn để lại nhiều kỷ niệm đáng nhớ, đáng trân trọng bởi đó là buổi tối đầu tiên đôi trẻ ở bên nhau với danh nghĩa vợ chồng chính thức.
***
Đêm tân hôn của chúng tôi không lãng mạn và đẹp như trong phim nhưng đầy kỷ niệm mà mỗi lần nhắc đến là cả hai vợ chồng đều cười mãi.
Hai vợ chồng chúng tôi bằng tuổi nên cách nói chuyện rất trẻ con, có thể gọi là nhí nhố. Trải qua nhiều vui buồn, giận hờn, chúng tôi cưới nhau ở tuổi 27 vào một buổi chiều se lạnh do ảnh hưởng của đợt rét nàng Bân.

Cả ngày hôm đó, tôi tất bật từ sáng ở nhà phụ cơm nước vì họ hàng trong quê đến từ sớm. Dọn dẹp xong bữa trưa thì lo đi trang điểm để chiều đến địa điểm tổ chức cưới ở khách sạn. Tiệc cưới mời khách lúc 5h chiều và đến khoảng 8h tối thì khách khứa ra về hết. Thú thực, lúc đó tôi vừa đói vừa mệt, miệng thì mỏi vì cười nhiều. Chồng tôi bị mấy người bạn chúc rượu nên mặt đỏ tưng bừng, cười như nhặt được tiền, rủ rỉ vào tai tôi:
- Chúng nó bảo tối nay về nhớ tắt điện thoại không thì chẳng "làm ăn" gì được đâu.
Tôi liếc và cấu yêu chồng một cái. Mẹ tôi gói vội ít súp khai vị và thức ăn ở mấy mâm dự phòng mà khách không tới dự được đưa cho chúng tôi, bảo:
- Các con về nghỉ sớm đi, còn lại ở đây mẹ và mọi người lo.
Chúng tôi lên taxi về nhà, không quên ôm theo mấy hộp quà tặng trong đám cưới và thùng tiền mừng. Tổ ấm của chúng tôi là căn nhà thuê nho nhỏ với chiếc giường cưới có bộ ga gối màu hồng tôi thích nhất.
Về đến nhà, ăn vội ít thức ăn mẹ gói cho rồi chồng tôi tranh thủ đi tắm, trong khi tôi gỡ hoa, kẹp ghim cài tóc. Tôi mở tủ, lấy bộ váy ngủ lụa mà trước đó đắn đo mãi tôi mới dám mua, hy vọng mặc lên sẽ hấp dẫn chồng hơn. Tắm xong, vừa bước ra khỏi phòng tắm, đang lấy khăn lau tóc đã nghe tiếng chồng gọi đầy tình cảm:
- Vợ yêu ơi, nhanh lên, lâu thế.
- Từ từ, chờ em tí, đang lau tóc cho khô.
- Nhanh lên, anh sốt ruột lắm rồi – chồng tôi lại giục.
Lúc đó, tôi vừa hạnh phúc, vừa hơi xấu hổ, tự nhủ: "Mệt thế mà còn cứ đòi... nhanh. Ham hố phát sợ", rồi tự cười một mình, nghĩ chồng mà thấy mình trong bộ váy ngủ này chắc mê lắm đây.
Tôi nhẹ nhàng bước vào chỗ giường ngủ, định làm chồng bất ngờ. Kéo tấm màn che ra, tôi "chết đứng như Từ Hải", hoá ra tôi mới là người bất ngờ: chồng tôi đang ngồi thu lu, một tay cầm quyển sổ, một tay cầm cái bút bi, bên cạnh là một đống to... phong bì tiền mừng.
Tôi hiểu ngay hoá ra nãy giờ tôi nghĩ oan cho chồng, khoái chí vỗ vai chồng nói to:
- Trời, anh chỉ được cái hiểu ý em, em cũng sốt ruột lắm rồi. Cái việc quan trọng cả đời anh à.
- Anh mà không hiểu em thì ai hiểu. Bây giờ phân công công việc đi, em thích làm gì?
- Anh ghi đi, để em bóc phong bì kiểm tiền cho, em thích đếm tiền lắm.
- Đồng ý.
Thế là đêm tân hôn, chúng tôi chỉ kiểm, đếm tiền mừng. Chồng tôi có nhiệm vụ ghi lại danh sách để sau này còn biết mà đi mừng lại. Tôi thì vừa bóc phong bì, vừa đếm và đọc to cho chồng tên ai, mừng bao nhiêu. Mãi đến hơn 12h đêm mới xong, kỳ lạ là tôi không hề thấy mệt hay buồn ngủ khi làm công việc này, thế mới hay chứ.
Sau khi kiểm xong, tôi và chồng cùng nhau tính: mai hai đứa mình còn phải mang tiền đi trả tiệc ở khách sạn và lấy chứng minh thư về, trả tiền chụp ảnh cưới, thuê áo cưới, hoa cưới còn thiếu lại... và cả tiền rửa ảnh chụp tại đám cưới hôm nay nữa. Vốn là một kế toán, việc cân đối thu chi tôi làm khá nhanh, kết quả cuối cùng thật bất ngờ, tôi hét lên:
- Chồng ơi, vẫn còn thừa ra gần chục triệu anh à!
- Thật không? Thế là lãi hả em? – Chồng tôi hỏi như vẫn còn nghi ngờ.
- Lãi chứ, em tính hết rồi. Thích quá, thế này phải cưới thêm vài lần nữa anh à!
Chồng tôi gõ đầu tôi một cái:
- Huyên thuyên, tính lấy người khác nữa à? Đánh cho một cái bây giờ.
- Hi hi, đâu có, em đùa thôi. Mà tiền thừa ra, anh tính làm gì?
- Mình đi nghỉ trăng mật nhé, cho vợ đi chơi vui chứ đợt vừa rồi lo đủ thứ cho đám cưới hai đứa, khổ thân.
- Thôi anh à, mình còn khó khăn, đi trăng mật làm gì. Ở đâu có anh, ở đó là mật rồi – Vừa nói, tôi vừa ôm hôn chồng một cái.
- Tùy vợ.
Chồng xoa đầu tôi, ánh mắt đầy yêu thương. Tôi biết, anh muốn cho tôi một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn, không như mong muốn.
- Chồng ạ, tiền thừa đó, em muốn mua một cái tủ lạnh và bình nóng lạnh, chứ mùa đông, mỗi lần tắm cứ phải đun nước nóng, mất thời gian lắm anh à. Coi như đó là quà cưới, mình làm kỷ niệm luôn.
- Ừ, nhưng anh nghĩ mua tủ lạnh sau đi, mình đi vắng suốt, chưa cần vội. Mua cho vợ cái máy giặt, để vợ đỡ vất vả giặt tay, anh thương lắm.
Nghe chồng nói vậy, tôi hạnh phúc và cảm động lắm. Khi chúng tôi kết thúc câu chuyện cũng hơn 1h sáng. Hai đứa ngáp rõ to rồi ôm nhau ngủ... "chay", thẳng giấc sau một ngày bận rộn.
Có thể mọi người biết chuyện trong đêm tân hôn, chúng tôi chỉ mải đếm tiền, mải cân nhắc tiền mừng cưới thừa ra nên mua gì, sẽ nghĩ chúng tôi thật thực dụng, thật ham tiền. Nhưng đó là thực tế của chúng tôi, vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, chúng tôi cưới nhau với hai bàn tay trắng, cùng nhau chia sẻ, chăm lo cho mái ấm của mình từ những vật dụng thiết yếu. Nhưng tôi hạnh phúc và cho rằng đó là kỷ niệm vui nhất mà vợ chồng chúng tôi cùng nhau trải qua.
Sau này, khi có con tôi sẽ kể cho con nghe, bố mẹ chúng cưới nhau không có tuần trăng mật, đêm tân hôn chỉ gói gọn trong hai chữ "đếm tiền". Nhưng ẩn trong đó là sự quan tâm, chia sẻ và thông cảm cho nhau.
Và tôi cũng đã đố rất nhiều người khác: Việc gì có hai từ, bắt đầu bằng chữ "đ" mà các đôi vợ chồng trẻ thường hay làm sau khi cưới nhau. Hầu như ai cũng trả lời là: "động phòng" nhưng đáp án của tôi là "đếm tiền". Ai cũng cười vui vẻ và bảo: "Chí lý, chí lý".

Thần đồng

Bé Tý năm nay 6 tuổi học lớp 1 một trường dạy cấp 1 và cấp 2. Học được một tuần thì bé Tý không chịu làm bài vở nữa. Cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo, ngồi cạnh bé Tý, trả lời rằng do chương trình học quá thấp so với trình độ của Tý.

Mấy hôm sau, bé Tý xin cô cho lên học lớp 6. Cô giáo dẫn bé Tý lên văn phòng ông hiệu trưởng, trình bày đầu đuôi câu chuyện. Ông hiệu trưởng bán tín bán nghi, bàn với cô giáo là ông sẽ hỏi bé Tý một số câu hỏi về khoa học còn cô giáo sẽ hỏi Tý về kiến thức tổng quát, nếu bé Tý trả lời đúng ông sẽ cho bé nhảy lớp.

- Hiệu trưởng: 25 lần 25 là bao nhiêu?

- Bé Tý: Dạ là 625

- Hiệu trưởng: Công thức tính diện tích vòng tròn?

- Bé Tý: Dạ là bình phương bán kính nhân Pi

- Hiệu trưởng: Nước bốc thành hơi khi nào?

- Bé Tý: Dạ khi nước sôi ở 100 độ C

....
Sau 1 tiếng "tra tấn", câu nào bé Tý cũng đáp đúng hết, ông hiệu trưởng rất hài lòng về kiến thức khoa học của bé và giao cho cô giáo hỏi về kiến thức tổng quát :

- Cô giáo: Con gì càng lớn càng nhỏ?

Ông hiệu trưởng hết hồn nhưng bé Tý trả lời ngay: "Dạ là con cua nó có càng lớn và càng nhỏ".

- Cô giáo: Cái gì trong quần em có mà cô không có?

Ông hiệu trưởng xanh cả mặt.

- Bé Tý: Dạ là 2 cái túi quần

- Cô giáo: Ở nơi đâu lông của đàn bà quăn nhiều nhất?

Ông hiệu trưởng run lên.

- Bé Tý: Dạ ở Châu Phi

- Cô giáo: Cái gì cô có ở giữa 2 chân của cô?

Ông hiệu trưởng chết điếng người.

- Bé Tý: Dạ là cái đầu gối

- Cô giáo: Cái gì trong người của cô lúc nào cũng ẩm ướt ?

Ông hiệu trưởng hóc mồm ra.

- Bé Tý: Dạ là cái lưỡi

- Cô giáo: Cái gì của cô còn nhỏ khi cô chưa có chồng và rộng lớn ra khi cô lập gia đình?

Ông hiệu trưởng ra dấu không cho bé Tý trả lời nhưng bé Tý đáp ngay: "Dạ, là cái giường ngủ a".

- Cô giáo : Cái gì mềm mềm nhưng khi vào tay cô một hồi thì cứng ra?

Ông hiệu trưởng không dám nhìn cô giáo

- Bé Tý: Dạ là dầu sơn móng tay

- Cô giáo: Cái gì dài dài như trái chuối, cô cầm một lúc nó chảy nước ra?

Ông hiệu trưởng gần xỉu.

- Bé Tý: Dạ là cây kem ạ

Ông hiệu trưởng đổ mồ hôi hột ra dấu bảo cô giáo đừng hỏi nữa và nói với bé Tý: Thầy cho con lên thẳng đại học bởi vì con là thần đồng. Nãy giờ thầy không trả lời đúng 1 câu nào hết

300$ - 3 quả trứng

Một ông chồng trên giường hấp hối, gọi vợ đến bên mình và hỏi:
- Em ơi, anh không còn sống được nữa. Em hãy nói thật cho anh, trong suốt thời gian chúng mình chung sống với nhau, em đã phản bội anh bao nhiêu lần?
Chị vợ không nói gì, chỉ khóc nức nở.
Ông chồng lại hỏi :
- Thôi, em đã không muốn nói thì hãy giải thích cho anh tại sao trong tủ của em có 3 quả trứng và 300 USD?
Chị vợ thút thít :
- Mỗi lần em phản bội anh, em lại cho vào tủ một quả trứng.
Ông chồng thở phào:
- À, thế là chỉ có 3 lần thôi ư? Còn 300 USD thì sao?
Lần này, chị vợ khóc rất to và giải thích:
- Mỗi lần trứng nhiều quá, em lại đem ra chợ bán và... em đã tiết kiệm được 300 usd

Bài Đăng Phổ Biến 1

Bài Đăng Phổ Biến 2